Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân trong thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư
Trong năm 2017, Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận 61-KL/TW của tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Hội Nông dân) tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo kế hoạch đề ra, cụ thể là chỉ đạo triển khai quán triệt Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nghị quyết của Tỉnh ủy về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Kết quả đã tuyên truyền được 24.527 cuộc có 858.032 lượt người dự. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng 12 chuyên mục nông dân, nông thôn Trà Vinh, xuất bản 04 tờ tin Hội Nông dân tỉnh với số lượng 4.000 bản phát hành đến chi hội ấp, khóm để tuyên truyền trong sinh hoạt hội để nâng cao nhận thức của các cấp hội và Nhân dân về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ban Chỉ đạo Đề án 61 thăm và làm việc tại Hợp tác xã Rạch Lợp xã Tân Hùng huyện Tiểu Cần

Trong năm tiến hành kiểm traviệc thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướng Chínhphủ, Thường trực Ban Chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đề cương kiểm travà tiến hành kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo 61 tại 09 huyện, thị xã, thànhphố. Bên cạnh đó, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đã phân công trên 45 lượt cánbộ Hội Nông dân tỉnh thực hiện 02 lượt kiểm tra các huyện, thị xã, thành Hội vềcông tác chuyên môn lồng ghép với kiểm tra các hoạt động thực hiện Kết luận 61ở các địa phương; chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố và cơ sở vậnđộng xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân; kiểm tra việc cho vay và củng cố các tổ vayvốn - tiết kiệm Ngân hàng Chính sách xã hội; kiểm tra việc các cấp hội tham giathực hiện các tiêu chí xây dựng nông mới…

            - Thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốnQuỹ hỗ trợ nông dân năm 2017, ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ hỗ trợ nông dân 01 tỷđồng; ngân sách cấp huyện, thị, thành phố cấp 1,9 tỷ đồng; vốn từ các nguồn vậnđộng 601,802 triệu đồng. Tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh hiện nay:19,207.529 tỷ đồng, (tăng 3,503.802 tỷ đồng so cuối năm 2016). Trong đó vốnTrung ương Hội ủy thác: 7,950 tỷ đồng; ngân sách tỉnh cấp 4 tỷ đồng; ngân sáchhuyện cấp 4,8 tỷ đồng; nguồn cấp huyện, xã vận động được: 2,457.529 tỷ đồng.Năm 2017, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp hội thực hiện một môhình “Dân vận khéo” về “Vận động cán bộ các cấp Hội đóng góp 01 ngày lương xâydựng Quỹ Hỗ trợ nông dân” tổng số tiền vận động là 24,1 triệu đồng, giải ngânđến nay là 54 dự án, mô hình, số vốn 15,403tỷ đồng, đầu tư cho 782 hộ hội viênvay sản xuất, trong này có 10 xã nông thôn mới, đồng thời, chỉ đạo xây dựng 07dự án mới trình Trung ương Hội phê duyệt và giải ngân cho 121 hộ vay với sốtiền 2,6 tỷ đồng thực hiện các mô hình: trồng Bưởi da xanh, Thanh Long ruột đỏ,trồng màu theo hướng an toàn, nuôi dê sinh sản, nuôi bò sinh sản tại, trồng lúachất lượng cao, xây dựng kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánhtỉnh Trà Vinh, ngân hàng chính sách xã hội, triển khai thực hiện kế hoạch nhằmđáp ứng nhu cầu vay vốn sản sản xuất của hội viên nông dân, kế hoạch phối hợpvới Ngân hàng Chính sách xã hội để thành lập tổ vay vốn cho hội viên nông dâncũng được các cấp hội quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh hiện có 939 tổ tiết kiệm vàvay vốn, với 39.857 hộ vay, tổng dư nợ 668,008 tỷ đồng; nợ quá hạn, chiếm 0,5%;toàn tỉnh có 29.172 khách hàng có số dư tiền gửi tiết kiệm là 20,073 tỷ đồng.Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp hội tăng cườngkiểm tra hoạt động ủy thác và kiểm tra các tổ tiết kiệm vay vốn. Hiện nay 9/9huyện, thị, thành phố không có nợ quá hạn trên 1%.

      - Về hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công tácquản lý trong sản xuất kinh doanh: Các cấp hội phối hợp cùng ngành chức năng vàcác doanh nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo và tập huấn chuyển giao khoa học kỹthuật, quản lý dịch hại trên cây trồng, vật nuôi; hội thảo giới thiệu sản phẩmmới được 2.364 cuộc có 84.694 lượt hội viên, nông dân tham dự. Phối hợp với cácngành chức năng đăng ký các mô hình kinh tế, kinh tế hợp tác và hoạt động dịchvụ tư vấn hỗ trợ nông dân, đến nay có 118 mô hình ở 103 cơ sở hội, có 2.287thành viên. 

            - Về dịch vụ cung ứng thiết bị, vật tư nôngnghiệp và tiêu thụ hàng hóa, xây dựng thương hiệu nông sản, Hội Nông dân tỉnhđề cử 02 nông dân tiêu biểu tham gia bình chọn danh hiệu: “Nông dân Việt Namxuất sắc năm 2017”; chọn 02 sản phẩm nông nghiệp tham gia Chương trình “Tônvinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016” gồm (dừa sáp của Hợp Tác xã Dừasáp Hòa Tân - xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, quýt đường của Hợp Tác xã quýt đườngThuận Phú - xã Bình Phú, huyện Càng Long) và giới thiệu 01 mô hình sản xuấtkinh doanh giỏi tham gia chương trình “Nông dân khởi nghiệp năm 2017” do Trungương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức; hưởng ứng các hoạt động chào mừng 25 nămtái lập tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức một gian hàng trưng bày hình ảnh hoạtđộng của Hội và các sản phẩm do nông dân sản xuất tham gia Hội chợ thương mạicủa tỉnh. Tổ chức gian hàng giới thiệu các hoạt động của hội, những thành tựusản xuất nông nghiệp và các sản phẩm nông dân Trà Vinh sản xuất tham giaFestival Nông nghiệp - Thủy sản do Trung ương Hội tổ chức tại Kiên Giang. Phốihợp với Báo Tuổi trẻ và Công ty GreenFeed hỗ trợ vốn cho 60 hội hội viên nông dânchăn nuôi, với số tiền 1,080 tỷ đồng; trao học bổng cho 69 con em hội viên họcgiỏi vượt khó, với số tiền 74 triệu đồng. Duy trì phối hợp với phối hợp Công tyFPT thực hiện chương trình “Nông dân hiểu biết” để phổ biến kiến thức về ứngdụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, Hội Nông dân tỉnhký kết thỏa thuận hợp tác với Bưu Điện tỉnh Trà Vinh để triển khai, hỗ trợ nôngdân tiếp cận tốt các dịch vụ của bưu điện ở nông thôn.

            - Việc triển khai thực hiện các chươngtrình, đề án trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyếtHội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X): Phối hợp các sở,ngành tỉnh đã tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án liên quan đến nôngnghiệp, nông dân, nông thôn theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể như: Đã huyđộng 186,9 tỷ đồng, triển khai thực hiện 108 công trình giao thông nông thôn,07 công trình trường học, 21 công trình cơ sở vật chất văn hóa và hỗ trợ pháttriển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, đã giải ngân 103 tỷ đồng,đạt 55,3% kế hoạch vốn phân bổ. Triển khai thực hiện 19 dự án, gồm: 05 côngtrình phục vụ nuôi thủy sản; 03 công trình phục vụ trồng trọt; 04 công trìnhđê, kè; 07 công trình dân dụng; có 03 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, đã giảingân 180,8 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch. Chuyển đổi được 2.447 ha đất trồng lúasang trồng màu và trồng cỏ chăn nuôi bò, nuôi thủy sản, nâng tổng số đến nay đãchuyển đổi được 11.612 ha; cải tạo vườn tạp khoảng 500 ha, phát triển 45 hatrồng dừa, nuôi thủy sản phát triển khá, mở rộng con nuôi có giá trị kinh tếcao, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng gần 1.000 ha, nuôi tôm sú tăng gần5.500 ha, nuôi cua biển tăng 1.480 ha tổng sản lượng nuôi thủy sản tăng gần11.500 tấn, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang nuôi thâm canh và bánthâm canh khoảng 9.700 ha; trong năm chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canhsang nuôi thâm canh và bán thâm canh được 450 ha, nâng tổng số đến nay cókhoảng 9.700 ha tập trung ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cúvà thị xã Duyên Hải, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ siêu thâm canh 02 giaiđoạn (nuôi tôm công nghệ cao) có khoảng 137 ha tập trung ở các huyện Cầu Ngang,Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải, năng suất bình quân từ 50-70 tấn/ha; duytrì được 5.750 ha diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng rừng tập trungchủ yếu ở huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải và diện tích sản xuất lúa - thủysản 5.600 ha tập trung ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải. Việc chỉđạo lồng ghép giữa mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu xây dựng nôngthôn mới luôn được quan tâm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện,bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hộigiải quyết việc làm mới cho 28.319 lao động, đạt 128% kế hoạch. Ngân hàng Chínhsách xã hội tỉnh, giải ngân cho vay 1.502 dự án với số tiền là 22 tỷ 397 triệuđồng, giải quyết việc làm cho 1.502 lao động, đạt 68% kế hoạch cho vay giảiquyết việc làm cả năm đạt 100% theo kế hoạch; chương trình vay vốn đi làm việcở nước ngoài theo hợp đồng trong 10 tháng đầu năm đã cho 82 hộ vay, với số tiền4 tỷ 825 triệu đồng. Tỷ lệ lao động được đào tạo ước đạt 55% so với tổng số laođộng, đạt 100% theo kế hoạch; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt26,5%, đạt 100% theo kế hoạch. Tính chung từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 238lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 107% so kế hoạch năm 2017, ước thực hiệnnăm 2017 đưa 225 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 112% kế hoạch.

            - Việc vận động, hướng dẫn nông dân thamgia phát triển các hình thức hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sảnxuất: Chỉ đạo các huyện, thị, thành hội và cơ sở tổ chức phát động phong tràonông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2017 được 4.109 cuộc, có 120.564lượt người dự, qua phát động có 62.447 hộ đăng ký. Kết quả cuối năm bình xét có30.952 hộ đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt 103%chỉ tiêu Trung ương giao; trong đó cấp Trung ương 33 hộ, cấp tỉnh 1.034 hộ, cấphuyện 4.215 hộ, cấp cơ sở 25.670 hộ. Các cấp hội đã phối hợp với các ngành chứcnăng vận động thành lập mới được 97 Tổ Hợp tác hoạt động theo Nghị định 151, có1.314 thành viên tham gia, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; củngcố, nâng chất lượng hoạt động 323 Tổ Hợp tác, với 4.043 thành viên. Phối hợpthành lập mới 14 Tổ Hợp tác nông nghiệp, nâng tổng số đến nay có 61 Hợp Tác xãnông nghiệp. Xây dựng 02 mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị theo hướng sản xuấtan toàn.

            - Về thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai tròtrách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới: Ban Thườngvụ Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp hội thực hiện Kế hoạch 16-KH/TU,ngày 04/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêuquốc xây dựng nông thôn mới tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020; chỉ đạo thành lập 85Câu lạc bộ chung sức xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở làmChủ nhiệm Câu lạc bộ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện các tiêu chí xâydựng nông thôn mới do Hội đăng ký đảm nhận. Kết quả, được 560 cuộc, có 29.430lượt cán bộ, hội viên dự. Phối hợp cùng ngành tài nguyên, môi trường thực hiệncông tác tuyên truyền về sử dụng tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trườngtrong sản xuất và sinh hoạt gia đình thông qua sinh hoạt chi, tổ hội được 768cuộc, với 17.508 lượt cán bộ, hội viên nông dân dự; đã có 103/103 cơ sở hộiđăng ký xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; cácmô hình có hiệu quả để nhân rộng như: Hố thu gom rác thải trong sản xuất nôngnghiệp, tận dụng đất trống trồng cây xanh.

            Qua thực hiện các phong trào hành động cáchmạng ở địa phương và tổ chức thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo thực hiện Kếtluận 61 của tỉnh đã phát triển 7.688 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnhđến nay là 114.545 hội viên, đạt 75,85% so tổng số hộ nông nghiệp. Việc nângcao chất lượng tổ chức cơ sở hội được chú trọng kiện toàn về tổ chức, các cơ sởhội đã xây dựng kế hoạch, chương trình công tác hàng quý theo chủ đề gắn với sựkiện chính trị - xã hội và nhiệm vụ của hội, hàng tháng các cơ sở hội thực hiệntốt Quy định 784 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân công cấp ủy tham gia sinhhoạt lệ, tại các buổi sinh hoạt có chú trọng đến đổi mới nội dung, phương thứcgắn với xây dựng mô hình, cách làm hay trong phát triển kinh tế hộ và xây dựngnông thôn mới đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên nông dân. Qua kiểm tracuối năm 2017, có 708/785 chi hội vững mạnh đạt 90%, 76/785 chi hội khá, 01 chihội trung bình; có 100/103 cơ sở hội vững mạnh, 03 cơ sở hội khá; 09 huyện,thị, thành hội đều đạt vững mạnh.

            Tuy nhiên qua một năm thực hiện Hội Nôngdân tỉnh cũng thấy còn một số hạn chế tác cộng đến việc triển khai thực hiện từtỉnh đến cơ sở: Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước cụ thể hóa trongthực hiện Kết luận 61 còn ít, vai trò tham mưu đề xuất của các thành viên chohoạt động của Ban Chỉ đạo từng lúc còn hạn chế; việc phối hợp giữa Hội Nông dânvới một số sở, ban, ngành tỉnh và phòng, ban, ngành huyện nội dung chưa cụ thể,còn nặng nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành. Hoạt động của Ban Chỉ đạo 61 cấphuyện còn lúng túng trong lãnh đạo, nhất là việc thực hiện nhiệm vụ của cácthành viên Ban Chỉ đạo, có nơi chưa có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể chothành viên Ban Chỉ đạo và chưa có kế hoạch kiểm tra thực hiện Kết luận 61 toàndiện, chỉ thực hiện việc kiểm tra hoạt động của hội và quản lý các dự án đầu tưQuỹ hỗ trợ nông dân; công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức trongcán bộ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân, về nội dung của Đềán “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triểnnông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giaiđoạn 2010 - 2020” theo Kết luận số 61; Quyết định số 673 còn hạn chế. Nguyênnhân do: Công tác tuyên truyền Kết luận 61-KL/TW, Quyết định 673/QĐ-TTg từnglúc chưa được thường xuyên liên tục nên nhận thức về trách nhiệm của một số sở,ban, ngành tỉnh và một số phòng, ban cấp huyện chưa cao, chưa tích cực chủ độngthực hiện phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp. Trình độ, năng lực, sự nhận thức,quyết tâm của một số cán bộ hội còn hạn chế, trong nghiên cứu văn bản chưa chặtdẫn đến tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền với Ban Chỉ đạo còn nhiều hạnchế, từ đó thực hiện kết quả chưa cao.

            Với kết quả đáng ghi nhận của năm qua, HộiNông dân tỉnh định ra một số giải pháp cần tập trung cho năm 2018 là: Tiếp tụcđẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nôngdân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở đó tuyên truyền nângcao nhận thức về Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ trong hệ thống cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. HộiNông dân các cấp tiếp tục tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân tích cựctham gia xây dựng nông thôn mới có kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các tiêuchí do hội đăng ký thực hiện vào cuối năm. Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chứcHội Nông dân các cấp vững mạnh, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bội hội đáp ứngyêu cầu là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân; Ban Chỉ đạo cấphuyện tranh thủ nguồn vốn ngân sách cấp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân và tích cực vậnđộng trong hội viên nông dân, các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp, lập cácdự án cho hội viên vay phát triển sản xuất; tiếp tục thực hiện công tác dạynghề cho lao động nông thôn với các nội dung chương trình phù hợp, thiết thực,hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy nghề. Đồng thời chỉ đạo Hội Nông dân cáchuyện, thị xã, thành phố, thực hiện những mô hình hiệu quả đã qua. Ban Thườngvụ Hội Nông dân tỉnh tích cực phối hợp với các ngân hàng, nhất là Ngân hàngChính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tạo nguồnvốn cho hội viên, nông dân được tiếp cận để mở rộng sản xuất. Hướng dẫn Ban Chỉđạo của huyện, thị, thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo,đánh giá sát tình hình hoạt động của các Ban chỉ đạo huyện, thị, thành phố, cókiến nghị, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TWvà Quyết định số 673/QĐ-TTg./.  

Bài, ảnh: Võ Thành Long



Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 20
  • Trong tuần: 199
  • Tất cả: 234452