Trà Vinh, qua một năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư
Thực hiện Kết luận Số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, trong năm 2015, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh đã xây dựng kế hoạch và hoạt động đạt một số kết quả nổi bật.

Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 61 tỉnh Trà Vinh

Các ngành, các cấp tiếp tụctriển khai thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư và Quyết định 673 của Thủ tướngChính phủ, tập trung một số việc trọng tâm như: Thành lập Trung tâm Dạy nghề vàHỗ trợ nông dân, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp trongtỉnh, xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân vàcác sở, ngành,… tạo hiệu quả thiết thực trong công tác tập hợp, vận động nôngdân giai đoạn hiện nay, phát huy vai trò chủ động đề xuất cấp ủy của các ngànhtrong triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; hệ thống chính trị có sựđồng thuận cao, tạo động lực về tinh thần cho nông dân an tâm phát triển sảnxuất và đóng góp nguồn lực để xây dựng nông thôn. Hoạt động của các cấp hội ởcơ sở có bước phát triển, thường xuyên tạo điều kiện giúp các chi, tổ hội hoạtđộng và sinh hoạt đúng theo tinh thần Công văn 243 của Tỉnh ủy, qua đó, vị thếvà vai trò của tổ chức hội được nâng cao, ngày càng phát huy tốt vai trò nòngcốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.  

            Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt độngdịch vụ, dạy nghề cho nông dân, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân đã tổchức các lớp nghề ngắn hạn gồm: nuôi heo, bò, trồng lúa năng suất cao, nuôi tômsú; phối hợp các ngành chức năng và Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phốkhảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp thực hiện công tác dạy nghề, chuyển giao,ứng dụng khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân; tổ chức được 130 lớp dạy nghềvới 3.417 học viên. Qua học nghề, giúp 2.520 người có việc làm, phần đông tựtạo việc làm, ứng dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủysản, từ đó góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

            Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàntỉnh hiện có 12,355 tỷ đồng, tăng 4,358 tỷ đồng so với năm 2014 (trong đó, vốnTrung ương Hội ủy thác 7,950 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ 2 tỷ đồng, ngânsách huyện hỗ trợ 1,4 tỷ đồng, nguồn huyện, xã vận động được 881,953 triệuđồng). Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đầu tư 37 dự án cho 708 hộ hộiviên nông dân vay nuôi bò thịt, bò sinh sản, trồng lúa và trồng hoa kiểng, địabàn đầu tư chủ yếu là các xã xây dựng nông thôn mới nhằm giúp các địa phương cóthêm nguồn lực để thực hiện đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra,Hội Nông dân huyện, thị xã, thành phố còn đầu tư 24 mô hình sản xuất từ nguồnQuỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện và cơ sở vận động cho 177 hộ hội viên thực hiện.Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sátvà tham dự sinh hoạt với tổ vay vốn, giám sát hoạt động ủy thác vay vốn Ngânhàng Chính sách xã hội tại huyện, thị xã, thành phố. Qua kiểm tra, nhìn chungcác hộ sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy được hiệu quả đồng vốn; nộp phí vàtham gia sinh hoạt tổ đúng định kỳ. Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ Quỹ Hỗtrợ nông dân cho 120 cán bộ hội các cấp, 02 lớp tập huấn cho 52 cán bộ ở cácđịa bàn có dự án đầu tư trong năm 2015.

            Thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, tráchnhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo tỉnhthường xuyên tạo điều kiện để các cấp hội và hội viên nông dân tham gia xâydựng, giám sát quá trình thực thi quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địaphương; tăng cường tham mưu cấp ủy chỉ đạo chính quyền, địa phương phối hợp vàlấy ý kiến của cán bộ hội và hội viên nông dân trong quá trình xây dựng, hoànthiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông qua các buổi tiếp xúc cử tricủa đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; rà soát, điều chỉnh, bổsung quy hoạch trên địa bàn nông thôn, thực hiện cánh đồng lớn, chuyển đổi cơcấu kinh tế nông nghiệp; bố trí sử dụng đất phù hợp; tham gia quy hoạch, giámsát việc thực hiện các công trình, dự án; vận động cán bộ, hội viên, nông dânphát huy vai trò nòng cốt trong việc tham gia đóng góp ngày công lao động, hiếnđất,… để thực hiện các công trình phúc lợi ở địa phương.

            Chỉ đạo củng cố, nâng chất lượng hoạt độngcủa 17 Câu lạc bộ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 17 xã điểm xây dựng nôngthôn mới của tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nôngthôn mới, lồng ghép với các hoạt động hội và phong trào nông dân với Cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựngnông nông mới”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... vậnđộng hội viên, nông dân đóng góp trên 900 triệu đồng, 2.797 ngày công lao động,tham gia nâng cấp và làm mới 43.484m lộ giao thông nông thôn, xây mới 07 cầu bêtông, phát hoang bụi rậm 39.192m đường giao thông, nạo vét 94 kênh nội đồng vớitổng chiều dài 12.802m, khối lượng đào đắp 169.658m3, phối hợp cất mới và sửachữa 86 nhà tình thương; phát động 136.500 hộ nông dân đăng ký xây dựng “Giađình nông dân văn hoá”, có 122.962 hộ được xét, công nhận; hộ đạt chuẩn nôngdân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp tăng 6%/năm, kịp thời động viên, khuyếnkhích và từng bước hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảmnghèo bền vững.

            Ban Chỉ đạo tham mưu Tỉnh ủy ban hành chỉthị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệptheo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nghị quyết về lãnhđạo phát triển ngành nghề nông thôn; tham mưu Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhândân tỉnh ban hành nghị quyết về các lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, phát triểntổ hợp tác trên biển, khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụvà xây dựng cánh đồng lớn. Phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên và nông dântích cực ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chếbiến và bảo quản nông, lâm, thủy sản; cung cấp thông tin thị trường, tuyêntruyền và biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinhdoanh; tổ chức hội nghị, hội thảo, tham quan học tập, các hội chợ triển lãmtrưng bày, giới thiệu sản phẩm; xây dựng thương hiệu nông sản; phổ biến phápluật về khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy-hải sản, bảo vệ môi trườngnông thôn, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2015, ngành nông nghiệp đã đề xuấtngân sách nhà nước đầu tư 373,2 tỷ đồng xây dựng các công trình cơ bản phục vụsản xuất nông nghiệp; hỗ trợ trực tiếp 89,9 tỷ đồng thực hiện các mô hình sảnxuất và các công trình xây dựng nông thôn mới tại 17 xã điểm xây dựng nông thônmới của tỉnh; thành lập mới 117 cơ sở, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệpvà tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, giải quyết việc làm cho 4.466 lao động; tổchức trên 26 lớp tập huấn, tuyên truyền về Luật Hợp tác xã, lãnh đạo quản lýHợp tác xã cho 740 học viên góp phần giải quyết một số khó khăn, hạn chế về tổchức, phương thức hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã.

            Tuy nhiên, quá trình thực hiện Kết luận 61còn một số hạn chế. Việc cụ thể hóa nội dung thực hiện Kết luận 61 ở một số nơichưa kịp thời, trong thực hiện còn nhiều vấn đề bất cập; công tác tuyên truyềnở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa nắm bắt được những khó khăn, bức xúctrong hội viên, nông dân để tham mưu cấp ủy, chính quyền có những giải pháp chỉđạo kịp thời; sự phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo chưa chặt chẽ, cònnặng nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành; các cấp hội cơ sở ở một số nơi chưathể hiện rõ vai trò tập hợp, tổ chức nông dân tham gia vào các phong trào pháttriển kinh tế-xã hội; nhiều vùng, nông dân lúng túng trong chuyển dịch cơ cấukinh tế, khó tìm đầu ra cho nông sản hàng hóa; môi trường, thời tiết diễn biếnngày càng phức tạp ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nôngdân. 

            Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kếtluận 61-KL/TW của Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháptrọng tâm năm 2016 như sau:

            1. Tiếptục đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hộiviên, nông dân với nhiều hình thức sinh hoạt thông qua các cuộc họp lệ, giúpcán bộ hội viên, nông dân nhận thức sâu sắc về Kết luận 61 của Ban Bí thư vàQuyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóaX) và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựngnông thôn mới một cách bền vững.

            2. Cácngành thực hiện tốt công tác phối hợp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng kết cấuhạ tầng, tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lấy tổ chức sản xuấtphát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã làm nền tảng cho việc phát triển toàndiện nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới; tham gia giải quyết việc làm cho hội viên, nông dânnhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống ở nông thôn; đổi mới và nâng cao hiệuquả của các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là phát triển thành lập tổ hợptác, hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học côngnghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hóa các mô hình, loạihình sản xuất và liên kết trong sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp, nôngthôn để tăng năng suất và khả năng cạnh tranh.

            3. Ban Chỉđạo các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiệnKết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư tại các đơn vị, địa phương; các thành viênthực hiện tốt công tác tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ đề ra trong năm 2016 và kịp thời báo cáo hoạt động về Thường trực BanChỉ đạo để tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động./.

Bài, ảnh: Diệu Linh



Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 21
  • Trong tuần: 196
  • Tất cả: 234274