Huyện Châu Thành với việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2017
Triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng; Nghị quyết năm 2017 của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, quyền làm chủ của Nhân dân ngày càng được phát huy, các chính sách về dân tộc, tôn giáo được quan tâm thực hiện tốt. Nhân dân phấn khởi với các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; các chính sách ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang, hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất,…

Hội nghị tổng kết công tác dân vận, Quy chế dân chủ ở cơ sở huyện Châu Thành năm 2017


Tuy nhiên giá cả các mặt hàng nông sản, gia súc, gia cầm (heo, bò) bất ổn định; giá vật tư xây dựng (giá cát nền) tăng cao, cá lóc có lúc giảm thấp, khó tiêu thụ gây tâm trạng lo lắng trong Nhân dân, thời tiết diễn biến không thuận lợi cho sản xuất;  bệnh tay, chân, miệng; sốt xuất huyết; một số vụ vi phạm trật tự xã hội xảy ra gây bức xúc như: Nạn trộm cắp, cướp giật tài sản, cờ bạc;… đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống của Nhân dân, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Các cấp ủy tiếp trục triển khai thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; triển khai thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ “Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”, Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) “Về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”; Nghị định 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 “Về Quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”; tiếp tục triển khai Kết luận số 114, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư “Về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”; triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; triển khai, thực hiện Nghị quyết năm 2017 của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân. Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ huyện tham mưu Huyện ủy xây dựng báo cáo thực trạng thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy vai trò của Nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân; tăng cường công tác hòa giải cơ sở; triển khai thực hiện Đề án đổi mới tiếp công dân theo Quyết định 858 của Thủ tướng Chính phủ; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền trong tuyên truyền vận động Nhân dân và đại diện Nhân dân giám sát việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quy chế dân chủ cơ sở đã được quán triệt và tổ chức thực hiện gắn liền với thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 152/QĐ-UBND, ngày 24/8/2016 về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện công tác dân vận chính quyền trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2016-2020; triển khai, thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư “Về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”, góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ Nhân dân của cơ quan nhà nước.

Việc triển khai thực hiện công tác bầu cử Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Nhân dân ấp, khóm kết hợp với bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn; cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tập trung quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về bầu cử Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Nhân dân ấp, khóm kết hợp với bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2017 - 2019; kết quả đã tuyên truyền được 414 cuộc với 23.609 lượt người dự. Kết quả bầu cử Trưởng ban Nhân dân tổng số người đắc cử là 108 đồng chí, có 07 nữ, dân tộc Khmer 35 đồng chí, tái đắc cử 92 đồng chí. Đối với Phó Trưởng ban nhân ấp, khóm: Tổng số người đắc cử là 108 đồng chí, có 22 nữ, dân tộc Khmer 32 đồng chí; tái đắc cử Phó Trưởng ban nhân dân ấp, khóm 80 đồng chí. Đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn: Tổng số người đắc cử là 122 đồng chí. Hội đồng nhân dân huyện và các xã, thị trấn tổ chức kỳ họp đảm bảo theo luật định; tổ chức tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện được 72 cuộc có 6.250 lượt cử tri tham dự, có 279 ý kiến, được lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng giải trình 220 ý kiến, ghi nhận 59 ý kiến.

Sau khi tiếp thu, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII), Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 27-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện. Đồng thời chỉ đạo các cấp ủy cơ sở tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng có xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy đảm bảo đúng quy trình, nội dung, thời gian theo kế hoạch và theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị triển khai trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, cán bộ chủ chốt ban, ngành, đoàn thể huyện và các xã, thị trấn; chỉ đạo các Đảng ủy cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức hội nghị quán triệt và tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên đoàn thể và quần chúng Nhân dân. Đã triển khai được 2.375 cuộc, có 79.921 lượt người dự. Ngoài ra Đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh xã, thị trấn còn phát thanh tuyên truyền rộng rãi 2 buổi/ngày để Nhân dân có điều kiện nắm bắt kịp thời chủ trương của Đảng, tham gia đóng góp xây dựng Đảng. Kết quả triển khai kịp thời theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân đều đồng thuận và nhất trí cao về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của nghị quyết và chỉ thị, xem đây là một trong những nội dung cấp bách nhằm củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, củng cố niềm tin trong nội bộ Đảng và Nhân dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của cấp ủy; từ đó thống nhất mục tiêu nhận thức và hành động, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện sát thực, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị.

Ban Chỉ đạo huyện chỉ đạo cấp ủy cơ sở trực thuộc Huyện ủy tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ ở sở năm 2017 theo các hướng dẫn tiêu chí đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở như: Hướng dẫn số 04-HD/BCĐ, ngày 15/4/2016 về tiêu chí thi đua thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, thị trấn theo loại hình Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI); Hướng dẫn số 01-HD/BCĐ, ngày 04/8/2015 về tiêu chí thi đua thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 của Chính phủ “Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập”, Hướng dẫn số 05-HD/BCĐ, ngày 15/4/2016 tiêu chí thi đua thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp và hợp tác xã theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP, ngày 19/6/2013 “Về quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”. Kịp thời tham mưu Huyện ủy củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo huyện; phân công từng thành viên phụ trách địa bàn các xã, thị trấn, xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Xây dựng báo cáo thực trạng thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát huy vai trò của Nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ban Chỉ đạo huyện đã triển khai kế hoạch kiểm tra Quy chế dân chủ gắn với kiểm tra chi, đảng bộ cơ sở cuối năm 2017, kết quả kiểm tra như sau: thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, thị trân có 07 xã, thị trấn thực hiện tốt, 07 xã, thực hiện khá; loại hình cơ quan thực hiện tốt Quy chế dân chủ có 41/41 đơn vị; loại hình doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt Quy chế dân chủ có 04/04 đơn vị.

Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể thường xuyên triển khai, phổ biến nội dung Quy chế dân chủ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào hội nghị triển khai công tác định kỳ của địa phương, cơ quan đơn vị; hội nghị cán bộ công chức, người lao động; thông qua sinh hoạt lệ của các đoàn thể; lồng ghép nội dung Quy chế dân chủ vào các lớp tập huấn của Mặt trận và các đoàn thể; tuyên truyền trên hệ thống các trạm, đài truyền thanh, trang thông tin điện tử của huyện, phát tài liệu hỏi đáp, tờ rơi, xây dựng các pa - nô, áp phích,... Kết quả đã triển khai chung được 6.708 cuộc, có 162.684 lượt người dự; kết hợp tốt các biện pháp tuyên truyền, triển khai tổ chức thực hiện nên đã đưa các nội dung của Quy chế dân chủ gắn liền với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn ở các địa phương, cơ quan, đơn vị. Vai trò của từng tổ chức trong hệ thống chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ theo phân cấp quản lý, có phân công ban chỉ đạo hoặc cá nhân phụ trách Quy chế dân chủ, trong thực hiện phối hợp với tổ chức công đoàn triển khai thông qua hội nghị cán bộ công chức hàng năm. Công tác giám sát theo Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI, Mặt trận, các đoàn thể xây dựng kế hoạch trình cấp ủy thống nhất chuyên đề giám sát như: Mặt trận giám sát việc thực hiện bình xét hộ nghèo ở các ấp năm 2016; thực hiện chính sách nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 33 của Chính phủ; thực hiện công tác hòa giải và chế độ chính sách về công tác hòa giải ở cơ sở; giám sát việc giải quyết án tồn đọng, án đình chỉ, tạm đình chỉ của Tòa án Nhân dân huyện; Hội Cựu chiến binh giám sát việc thực hiện chính sách đối với hội viên Hội Cựu chiến binh theo Nghị định 157/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Hội Nông dân giám sát việc hội viên nông dân thực hiện 8 tiêu chuẩn gia đình nông thôn mới; Hội Phụ nữ giám sát việc thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; Liên đoàn Lao động huyện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật cho người lao động tại các công ty trên địa bàn huyện; việc thực hiện các nội dung hội nghị các bộ công chức và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Đoàn Thanh niên giám sát việc thực hiện hỗ trợ nguồn vốn cho đoàn viên thanh niên năm 2016. 

Tiếp tục triển khai Pháp lệnh 34, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt những nội dung công khai để dân biết các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân như: Các đề án, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ph¬ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; công khai việc kê biên, áp giá đền bù giải phóng mặt bằng các dự án, công trình; công khai các khoản huy động Nhân dân đóng góp; công khai trong bình xét cho vay vốn để phát triển sản xuất, giảm hộ nghèo; các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; cấp thẻ bảo hiểm y tế; công khai các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến Nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện,... hạn chế, ngăn ngừa tiêu cực, giảm thiểu những trường hợp so bì, thắc mắc của Nhân dân. Tổ chức công khai cho dân biết bằng các hình thức: Thông qua các cuộc họp đại diện hộ gia đình, họp tiếp xúc cử tri, các cuộc họp của Mặt trận và các đoàn thể; thông qua các trạm, tổ truyền thanh của xã, ấp; niêm yết văn bản công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trụ sở Ban nhân dân ấp; đại diện cấp ủy, chính quyền cấp xã đã kết hợp với Mặt trận Tổ quốc thông báo công khai và lấy ý kiến Nhân dân về các chủ trương, chính sách có liên quan. Vận động Quỹ An sinh xã hội chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Trà Vinh, tổng kinh phí vận động được 853.447.000 đồng tiền mặt, hiện vật chung được 8.621.483.000 đồng, tặng 7.017 phần quà cho hộ nghèo và thăm tặng 13 phần quà cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện, mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng. Trong năm các cấp, các ngành tập trung xóa nghèo kết quả năm 2017 đã giảm được 1.433 hộ, tương đương tỷ lệ giảm nghèo 3,77% vượt chỉ tiêu nghị quyết.    

Trong thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, việc đưa ra dân bàn bạc cụ thể để dân quyết định trực tiếp chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng như: Xây dựng công trình giao thông nông thôn; thủy lợi nội đồng,... đã tạo không khí dân chủ, phấn khởi, phát huy tính tự giác, tự nguyện đóng góp của Nhân dân. Cùng với công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội còn gắn với các phong trào, như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”; vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện tuyến đường “Thanh niên tự quản về an ninh trật tự”, tuyến đường “xanh, sạch, đẹp”, “Ấp, khóm không có thanh niên, vị thành niên mắc tệ nạn xã hội”; phát động phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; vận động hội viên Cựu chiến binh tham gia làm hàng rào, cột cờ và giao thông nông thôn. Kết quả đến nay các cấp, các ngành đã tuyên truyền chung được 442 cuộc, có 16.354 lượt người tham dự, công nhận 19.986 hộ đạt chuẩn hộ nông thôn mới, chiếm 54,45% so số hộ đăng ký; có 17/103 ấp đạt ấp nông thôn mới, chiếm 16,5 %; có 02 xã đạt 15/19 tiêu chí, 06 xã đạt 10 đến 13 tiêu chí,  05 xã đạt từ 07 đến 09 tiêu chí.  

Lĩnh vực văn hóa - xã hội, thông qua thực hiện Quy chế dân chủ đã vận động Nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình văn hoá; ấp, khóm văn hóa; đến nay đã công nhận 37.532/38.058 hộ gia đình văn hóa đạt 98,61% so số hộ, công nhận 02 xã văn hoá và 01 thị trấn văn hoá, 94/108 ấp, khóm văn hoá, 85/92 cơ quan, 55/55 trường học, 37/43 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và 5/14 chợ và 01 bến phà văn minh; thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số đang sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, xã đảo cho 37.271 người. Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, thực hiện Quy chế dân chủ đã tác động tích cực đến sự tham gia của Nhân dân trong việc xây dựng ấp, khóm an toàn, làm chủ về quốc phòng - an ninh, hiện nay đã có 108/108 ấp, khóm đạt an toàn, làm chủ về quốc phòng - an ninh và 14/14 xã, thị trấn đạt vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt việc bình nghị công khai trong tuyển chọn, gọi thanh niên nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu; Công an đã xây dựng được 22 câu lạc bộ cảm hóa, giáo dục đối tượng, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, 10 cổng rào an ninh trật tự góp phần nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Về giao thông bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã đầu tư xây dựng 53 công trình giao thông nông thôn với mức đầu tư 60,53 tỷ đồng và 08 cầu giao thông nông thôn với kinh phí 330 triệu đồng. Về thuỷ lợi đào mới và nạo vét 156/156 kênh cấp III đã nghiệm thu đưa và sử dụng, tổng chiều dài 96,1 km, khối lượng 170.333,06 m3; tổng vốn 2,331 tỷ đồng, trong đó huy động Nhân dân đóng góp 2 tỷ 230 triệu đồng và 64.569 m2 để xây dựng kết cấu hạ tầng. 

Trong thực hiện Nghị định 04/20015/NĐ-CP, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp tốt với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong thực hiện Quy chế dân chủ; 100% cơ quan, đơn vị trong huyện tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Thông qua hội nghị có xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ; ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa công đoàn và thủ trưởng cơ quan; giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức; xây dựng quy chế thực hiện công khai dân chủ về tài chính và thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức tham gia giám sát, kiểm tra về thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch công tác của cơ quan; giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, việc sử dụng kinh phí, tài sản của cơ quan. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, công chức, viên chức với thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Việc thực hiện Nghị định 60/2013/NĐ-CP, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt việc ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế làm việc; quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban giám đốc với cấp ủy, các đoàn thể; quy chế khen thưởng, kỷ luật,... Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban kiểm tra của doanh nghiệp được thành lập và hoạt động đúng quy định, thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều lĩnh vực đã được lấy ý kiến công khai, phát huy dân chủ. Sự lãnh đạo của chi bộ, phối hợp hoạt động giữa ban lãnh đạo và công đoàn được thực hiện chặt chẽ đã tác động tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các công ty có thành lập tổ chức công đoàn thực hiện khá tốt việc công khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và những văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động ở công ty. Một số giám đốc công ty, chủ doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới công tác quản lý, điều hành, công khai minh bạch. Thoả ư¬ớc lao động tập thể và các nội dung sửa đổi, bổ sung thoả ¬ước lao động tập thể đều được lấy ý kiến người lao động trước khi ký kết, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khá tốt.

Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện cũng còn những hạn chế nhất định như: Công tác tuyên truyền, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở một số nơi còn hạn chế; việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở một số nơi thông báo trên các phương tiện thông tin còn ít; một số ban chỉ đạo cấp xã chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở ấp, khóm và các cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã, thị trấn quản lý,... 

Năm 2018 việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của huyện Châu Thành tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: 

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trọng tâm là các quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu trong Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 6, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 99-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII, các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình giảm nghèo bền vững,... Chú trọng tuyên truyền sâu đến các đối tượng dân tộc Khmer và trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa có tổ chức đảng, đoàn thể.

Hai là, tiếp tục triển khai, quán triệt, thực hiện tốt Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa 11, Nghị định 04/2015/NĐ-CP, Nghị định 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở bằng nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức tập huấn các chuyên đề phù hợp với các loại hình thực hiện Quy chế dân chủ, trong tổ chức đảng, trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tại khu dân cư,... Đưa nội dung tuyên truyền Quy chế dân chủ vào các chuyên mục trang thông tin điện tử của huyện, đài và trạm phát thanh, truyền thanh của huyện, xã; tăng cường thời lượng tuyên truyền rộng rãi về Quy chế dân chủ.

Ba là, tham mưu cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền triển khai, tổ chức thực hiện tốt Quyết định 217-QĐ/TW và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị  về “Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Kết luận số 114-KL/TW của Ban Bí thư “Về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”, Hướng dẫn 169 của Ban Dân vận Trung ương và Công văn số 452-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về công tác dân vận trong quy hoạch xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất, tái định cư”. Phối hợp đồng bộ trong thực hiện Quy chế dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị, đặc biệt là với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Dân vận khéo”. 

Bốn là, tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ và phong trào thi đua “Dân vận khéo” cấp huyện và các xã, thị trấn. Kịp thời xây dựng, bổ sung Quy chế làm việc chặt chẽ, phù hợp với thực tế cơ sở và thực hiện tốt quy chế đề ra, có phân công nhiệm vụ thành viên ban chỉ đạo sát hợp với chức năng của từng ngành tham gia, đồng thời có phân công chỉ đạo địa bàn cụ thể, nâng cao trách nhiệm các thành viên, nhất là trong hướng dẫn, kiểm tra và tham mưu đề xuất với cấp ủy cùng cấp. 

Năm là, lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ  trong hoạt động của cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp; bổ sung các quy chế xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học dân chủ, văn hóa, gắn với yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính. 

Sáu là, cuối năm Ban Chỉ đạo huyện và xã, thị trấn tham mưu cấp ủy cùng cấp thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thực hiện Quy chế dân chủ ở các cơ sở trực thuộc đảm bảo nội dung và thời gian theo quy định./.

                                                                                                     Bài, ảnh: Trần Minh Tuấn


Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 6
  • Trong tuần: 177
  • Tất cả: 234314