Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
Kiểm điểm năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh xác định: “Phương thức, nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội có mặt chậm đổi mới, chất lượng chưa cao, từng lúc từng nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”. Ban Dân vận Tỉnh ủy tham mưu biện pháp khắc phục từ nay đến những năm tiếp theo như sau: (1) cải tiến phương pháp quản lý đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị-xã hội, thực hiện tốt Quy định 784, Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 26; (2) cụ thể hóa việc đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động, triển khai, phổ biến quán triệt các chủ trương, chính sách do Mặt trận, đoàn thể thực hiện; (3) nâng chất lượng chi, tổ hội, phân hội và đoàn viên, hội viên, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Công tác Mặt trận và chi, tổ hội; (4) đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức phát động thi đua của Mặt trận, đoàn thể vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vừa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và Nhân dân; (5) nâng cao chất lượng công tác dự báo, dự đoán, kịp thời nắm bắt và định hướng dư luận xã hội tích cực trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân; (6) tăng cường tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cán bộ làm công tác dân vận theo hướng cụ thể hóa việc đổi mới phương thức, nội dung hoạt động của Mặt trận, đoàn thể. 

Ban Dân vận Tỉnh ủy khảo sát hoạt động chi, tổ hội tại huyện Càng Long

Vấn đề tập trung vẫn là đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội, nhưng với 6 biện pháp đề ra lần này cần cụ thể hóa thành những công việc cụ thể hơn.

Để cải tiến phương pháp quản lý đoàn viên, hội viên của các đoàn thể chính trị-xã hội, Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thực tế của các đoàn thể giai đoạn 2015-2020” nhằm hỗ trợ các đoàn thể, địa phương đổi mới phương pháp, cách thức quản lý đoàn viên, hội viên và theo dõi “trùng lắp” đoàn viên, hội viên các đoàn thể thông qua phần mềm tin học để thay thế cho phương pháp quản lý thủ công trước đây; chấp nhận và khuyến khích một công dân đồng thời tham gia nhiều tổ chức đoàn thể và hội nhưng khi tổng hợp số lượng và tính tỷ lệ vận động, phát triển đoàn viên, hội viên toàn địa phương sẽ tính số thực là con người, không cộng dồn số lượng trùng lắp từng tổ chức như mấy chục năm trước đây. Mỗi ngành theo hệ thống từ trên xuống, tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo công tác dân vận, đi cơ sở nắm tình hình, đối thoại với đoàn viên, hội viên, hỗ trợ, hướng dẫn chi đoàn, chi hội, tổ hội, phân hội tự khắc phục hạn chế, yếu kém, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đổi mới phương pháp quản lý đoàn viên, hội viên; nâng cao năng lực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội thông qua các hình thức hội thi, tọa đàm, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động chi, tổ hội, phương pháp tổ chức sinh hoạt lệ, phát động phong trào thi đua, chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật-công nghệ vận dụng vào sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng một số mô hình “Dân vận khéo” trong thực hiện lồng ghép chi, tổ hội vào tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, kiểm tra, đánh giá, bình xét, bình nghị hộ nghèo, Quy chế dân chủ ở cơ sở,…

Nâng chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, triển khai, phổ biến quán triệt các chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân được nghe, được hiểu phải nắm vững nội dung, cách thức thực hiện, và thực hiện để kết hợp hài hòa nghĩa vụ, quyền lợi của bản thân đối với tổ chức đoàn thể, cộng đồng. Muốn vậy không thể bỏ qua vai trò quan trọng của cán bộ đảm trách nhiệm vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Việc tuyên truyền vừa đúng kế hoạch vừa đạt chất lượng. Mỗi tổ chức Mặt trận, đoàn thể mạnh dạn xây dựng đội ngũ báo cáo viên có kiến thức, năng lực, khả năng sư phạm, thu hút người nghe. 

Nâng chất lượng chi, tổ hội, phân hội và đoàn viên, hội viên, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Công tác Mặt trận và chi, tổ hội thông qua xây dựng mới một số mô hình chi, tổ hội gắn với từng lĩnh vực kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc-tôn giáo, xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới, xây dựng hệ thống chính trị,… đáp ứng nhu cầu, quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động chi, tổ hội và đoàn viên, hội viên ở cơ sở gắn với cụ thể hóa công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp; thực hiện đồng bộ các phong trào thi đua yêu nước của từng đoàn thể và phong trào thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng nền nếp sinh hoạt lệ theo điều lệ và tình hình thực tế; hướng mạnh về cơ sở, khắc phục tệ hành chính hóa, phô trương, hình thức, bệnh thành tích. Đoàn thể cấp trên thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tổ chức và hoạt động của chi, tổ hội và đoàn viên, hội viên bằng phần mềm tin học thống nhất. 

Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức, phát động thi đua của Mặt trận, đoàn thể vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vừa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và Nhân dân theo hướng: Thông qua các phong trào thi đua yêu nước và hành động cách mạng tiến hành vận động, tập hợp Nhân dân tham gia vào tổ chức đoàn thể và hội; xác định nhu cầu về quyền, lợi ích chính đáng là vấn đề trọng tâm để thu hút, tập hợp, phát triển đoàn viên và hội viên, qua đó giúp đoàn viên, hội viên có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nâng cao đời sống, rèn luyện ý thức chính trị, tư tưởng và đạo đức, lối sống; chọn tổ chức đoàn thể làm hạt nhân xây dựng tổ chức kinh tế và dựa vào tổ chức kinh tế để góp phần duy trì tổ chức bộ máy, tạo sự gắn bó mật thiết giữa đoàn viên, hội viên với tổ chức đoàn thể; lấy tổ chức đoàn thể làm địa điểm sinh hoạt, chỗ dựa tinh thần cho đoàn viên, hội viên,...

Nâng cao chất lượng công tác dự báo, dự đoán, kịp thời nắm bắt và định hướng dư luận xã hội tích cực trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Việc này thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập, từ đó ảnh hưởng chất lượng công tác dân vận tại cơ sở. Để nâng chất lượng mỗi tổ chức Mặt trận, đoàn thể quan tâm tăng cường công tác đi cơ sở, thực hiện “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, thông qua đi cơ sở dự sinh hoạt các đoàn thể và hội để nắm và nghe tình hình thực tế, thông qua cuộc sống hàng ngày, các sự kiện, các thông tin về chế độ chính sách để nắm bắt và định hướng dư luận. Muốn vậy phải phân công và phát huy năng lực cán bộ hội, đoàn thể.

Cuối cùng tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cán bộ làm công tác dân vận luôn luôn và lúc nào cũng là công việc cần thiết để cập nhật, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận, đoàn thể. Tuy nhiên, tập huấn không nên “suông”, không theo “lối mòn” mà phải xác định nhu cầu cần thiết của cán bộ đúng với ý nghĩa của tập huấn là hướng dẫn cách làm, cách thực hiện./. 

Bài, ảnh: Hồ Hoàng Phương


Tin khác
1 2 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 27
  • Trong tuần: 200
  • Tất cả: 234387